Lời Cuối: Sống Hiệp Thông với Chúa Ba Ngôi

 

  

"Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16), Thánh Gioan, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu, đă viết như thế. V́ Thiên Chúa là t́nh yêu, dường như Ngài bị sự thiện hảo và t́nh yêu lôi kéo vượt nơi ở của ḿnh để đến ở với chúng ta. Khôn Ngoan nói về ḿnh rằng:

 

“Ta đă ở bên cạnh Ngài

Ngày ngày vui hưởng Ngài

Hằng vui đùa trước nhan Ngài

Vui đùa khắp nơi trên dương thế

Vui thú được ở với con cái loài người”

(Prov.8:30-31)

 

Như Khôn Ngoan, tôi muốn sống hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, v́ tôi nhận ra rằng Chúa Ba Ngôi đang sống trong thẳm cung con người của tôi. Sống chiêm niệm không là ǵ khác ngoài việc sống thực sự trước nhan Chúa Ba Ngôi. Mọi người trong chúng ta, bằng chính việc hiện hữu của ḿnh, đă luôn luôn ở trước nhan Chúa Ba Ngôi rồi. Điều này đặc biệt đúng với Kitô hữu chúng ta, thành phần đă được mời gọi để nhận biết cái bí mật tối hậu của sự sống thần linh, v́ bí tích rửa tội, chúng ta đă trở nên con cái thần linh với Chúa Giêsu, nhờ đó, cũng thông dự vào chính sự sống của Thiên Chúa.

 

Đối với chúng ta, sống hiệp thông với Thiên Chúa phải tự nhiên như việc chúng ta hít thở khí trời chung quanh chúng ta. Hơn thế nữa, sống cuộc hiệp thông này một cách ư thức, không được coi như việc vâng lời thi hành một đạo luật. Không, đối với tôi, sống hiệp thông với Thiên Chúa là một bẩm quyền (a birthright); nó là một khát vọng sâu xa nhất của bản tính tôi; nó là việc thể hiện tự nhiên của t́nh tôi yêu mến Chúa, khi tôi biết rằng tôi là một đứa con của Thiên Chúa.

 

Chúa Ba Ngôi luôn hiện diện cho tôi. Không khi nào, không chỗ nào, và không có việc nào tôi làm hằng ngày mà không có Chúa ở với tôi. Chúa không hiện diện hơn hay kém ở chỗ này hay chỗ khác, lúc này hay lúc khác. Thiên Chúa bao giờ cũng thế, là Đấng vô cùng, là t́nh yêu hằng hữu. Chúa hiện diện ở mọi nơi và mọi lúc; Chúa là chính ḿnh Chúa trong sự sung măn của Chúa. Chúa đời đời hoan hưởng hạnh phúc khôn tả việc Ngài Hiện Diện cho Ḿnh, nghĩa là: Hiện Diện của Chúa Cha đối với Chúa Con và của Chúa Con đối với Chúa Cha, cũng như của Chúa Cha cùng Chúa Con Hiện Diện đối với Chúa Thánh Thần. Mầu nhiệm này được chính Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta hay, từ kinh nghiệm là Con Thiên Chúa của Người.

 

Chúng ta sung sướng biết bao được đặc ân nhận ra việc Hiện Diện này, và được kêu gọi để đáp ứng việc Hiện Diện ấy; nghĩa là, chúng ta được kêu gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa như Thiên Chúa ở với chúng ta. “Các con hăy ở trong Ta như Ta ở trong các con” (Jn.15:3), Chúa Giêsu đă kêu mời chúng ta như thế. Người phán: “Nếu các con yêu mến Ta và giữ lời Ta, Cha Ta và Ta sẽ đến lập cư nơi các con” (Jn.14:21).

 

Sống hiệp thông với Chúa Ba Ngôi chính là cảm nghiệm chiêm niệm của chúng ta. Thế nên, nó không phải là một đường lối sống đặc biệt dành cho một số cá nhân được kêu gọi ĺa xa thế gian để vào sống trong sa mạc. Sống hiệp thông với Chúa Ba Ngôi phải là chính hơi thở của mọi môn đệ Chúa Kitô. Khi chúng ta hít thở, chúng ta không nói rằng: “Chúng ta hăy nghĩ về không khí chung quanh ḿnh rồi mới thở hít”. Dù muốn hay không, dù ư thức hay vô thức, chúng ta vẫn hít thở và cứ hít thở; không khí cũng liên tục ra vào các buồng phổi của chúng ta. Việc Hiện Diện đó cũng vậy, một việc Hiện Diện c̣n thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta, cho con người của chúng ta, hơn là chính khí trời chúng ta thở hít nữa. Chúng ta hăy đặt ḿnh trước sự hiện hiện của Đấng Hiện Diện mà tôn thờ Ngài!

 

Tertullianô, một Giáo Phụ Giáo Hội Latinh thế kỷ thứ ba, đă ví Chúa Ba Ngôi như một suối nước: Chúa Cha là nguồn nước ẩn kín; Chúa Con là gịng suối vọt lên “chót vót”; Chúa Thánh Thần là nước tràn xuống cho tất cả mọi tạo sinh.

 

Một trong những hiệu quả từ “giây phút” cảm nghiệm chiêm niệm của tôi, mà tôi đă chia sẻ với qúi bạn trước đây, là một cái thoáng nh́n vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vào lúc ấy, tôi  cảm nghiệm thấy Ba Ngôi Thiên Chúa như hiện lên trước mắt tôi giống một biển cả mênh mông của yêu đương và sự sống. Trong cuộc cảm nghiệm ấy – tôi không biết là lúc nào – tôi thấy biển cả mênh mông này phồng lên tới “Tuyệt Đỉnh” (the Marvelous Peak). Tôi cảm thấy sự phồng lên đến tuyệt đỉnh này như là việc Chúa Cha nhiệm sinh Chúa Con. Phần Chúa Con – là tuyệt đỉnh ấy – Chúa trào ḿnh xuống vực sâu của biển cả này. Khi việc trào ḿnh xuống này tiến đến “vực thẳm huyền nhiệm”, nó trở thành một vui khoái vô song. Tôi thấy vui khoái vô song này như là Chúa Thánh Thần. Để nhớ cảm nghiệm này tôi viết vài vần thơ, và giản dị vẽ mấy ḍng sau đây:

 

Hạnh Phúc của Chúa Ba Ngôi

 

Là Nguyên Lư Sự Sống, Ánh Sáng và Thiện Hảo

Hiện thực Ḿnh bằng việc trào tuôn ra đặc tính ấy.

Khi việc tuôn trào này đến ‘Tuyệt Đỉnh’,

Người Con Duy Nhất Hằng Hữu được nhiệm sinh.

 

Được nhiệm sinh bởi Thiên Chúa từ đời đời

Chúa Con lại tuôn trào hết Ḿnh ra.

Khi việc tuôn trào này chạm đến Vực bất khả thấu,

Hạnh Phúc khôn tả được ‘nhiệm xuất’.

Biết Ḿnh là T́nh Yêu của Cả Cha Con

Vĩnh Phúc chuyển Ḿnh như Thần Linh,

Liên kợp Đấng Sinh và Đấng Được Nhiệm Sinh

Trong một Khắn Khít thấu nhập vô tả.

 

Đó là một Nhiệm Phát liên tục vĩnh hằng,

Một tiến phát luôn mới, luôn tươi;

Nó tiếp tục nơi chính Ḿnh luôn mọi lúc,

Vượt ra ngoài hết mọi thời không.

 

V́ Thiên Chúa giống Biển Khơi Hoan Lạc di động

Sóng như dập dồn bên trong Biển Khơi ấy

Là mức độ cảm nghiệm chiêm nkệm của con người.

Những ai ê chề là những kẻ vẫn c̣n mê thiếp.

Chúng ta phải cảm nghiệm việc hiệp nhất thân t́nh

Với Chúa Kitô Tân Lang và Giáo Hội Tân Nương

Để nhận ra trong chúng ta

Hạnh Phúc này của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vô tận và không có một công thức nào có thể hoàn toàn chuyển đạt ư nghĩa và chiều sâu của nó. Chúng ta chắc chắn cần đào sâu vào thần học của chúng ta để được hướng dẫn trong việc chúng ta suy tưởng và nguyện cầu. Nhưng đây không phải là vấn đề học hiểu theo khoa học. Đúng hơn, nó là một vấn đề thức tỉnh, việc nhận thức vượt xa lư trí chúng ta, và là một cảm nghiệm trào lên rồi bung tỏa xuống vực thẳm sâu xa nhất của con người chúng ta.

 

Bao lâu con mắt chúng ta chưa được Đức Tin mở ra, chúng ta chắc chắn không thể nhận được mạc khải nơi trí khôn của chúng ta, hay cảm nghiệm đó trong ḷng của chúng ta. Cảm nghiệm về Chúa Ba Ngôi mang linh hồn tới tâm điểm, tới nguồn mạch của hiện hữu. Khi thời điểm phúc đức ấy đến, khi chúng ta thấu nhập vào cơi ḷng của Chúa Ba Ngôi, và cảm nghiệm được “cái đồng tính” với Thiên Chúa, th́ Thần Linh Khôn Ngoan sẽ tỏ cho chúng ta thấy một chút bí mật về sự sống của Chúa Ba Ngôi.

 

Sống hiệp thông với Chúa Ba Ngôi cảm nghiệm chiêm niệm của chúng ta. Cuộc hiệp thông càng thân mật th́ cảm nghiệm càng sâu xa.

Dịch xong ngày 30-11-1998 tại TGP/LA.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.